Thủ tục hoàn công là bước cuối cùng để đưa một công trình xây dựng vào sử dụng. Cùng Sevihub tìm hiểu thêm về thủ tục hành chính này nhé!
Hồ sơ
- Giấy phép xây dựng;
- Bản vẽ hoàn công (trong trường hợp việc thi công xây dựng có sai khác so với thiết kế bản vẽ thi công xây dựng);
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng;
- Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng (nếu có);
- Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng;
- Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng;
- Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có);
- Văn bản xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về an toàn phòng cháy, chữa cháy; an toàn vận hành thang máy.
Trình tự thủ tục hoàn công
Bước 1: Soạn hồ sơ.
Bước 2: Nộp hồ sơ thông báo; kiểm tra.
Cơ quan có thẩm quyền
- Ủy ban nhân dân cấp xã: Với nhà ở riêng lẻ ở nông thôn vùng có quy hoạch xây dựng thuộc địa giới cấp xã.
- Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã: Áp dụng với công trình nhà ở riêng lẻ của dân và các công trình xây dựng khác đóng trên địa bàn, thuộc quận, huyện, thị xã đó.
- Sở xây dựng: Áp dụng cho những công trình xây dựng đặc biệt, cấp 1, thuộc tôn giáo, di tích lịch sử – văn hóa, đền chùa, đình miếu, công trình trên tuyến đường hoặc trục đường giao thông lớn.
Hoàn công là gì?
– Hoàn công hay còn gọi là hoàn công xây dựng, là việc hoàn thành công trình. Đây là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng công trình nhà cửa nhằm xác nhận đã hoàn thành công trình xây dựng sau khi được cấp giấy phép xây dựng, có nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng.
– Việc hoàn công thông thường được tiến hành bởi chính chủ nhà, chủ đầu tư. Hoàn công là điều kiện để cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, trong đó thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công.
Vì sao cần hoàn công?
– Đây là một thủ tục hành chính phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Nhằm hoàn thiện tính pháp lý cho căn nhà đó. Là điều kiện cần để cấp phát, đổi sổ hồng.
– Hoàn công thể hiện những sửa đổi, thay đổi về thực trạng đất, công trình nhà cửa đó sau quá trình thi công.
– Chủ nhà phải thực hiện hoàn công để hợp thức hóa mảnh đất, căn nhà về mặt pháp lý. Từ đó giúp cho việc trao đổi mua bán, sang nhượng đất đai, nhà ở dễ dàng nhất.
Đối tượng hoàn công
Các công trình xây dựng nhà cửa, công trình xây dựng khác ở đô thị thì tất cả đều phải thực hiện thủ tục hoàn công. Trừ các công trình nhà cửa riêng lẻ ở nông thôn mà không thi công xây dựng ở khu bảo tồn, di tích lịch sử, văn hóa thì không phải tiến hành thủ tục hoàn công.
Hy vọng bài viết trên ở trên sẽ giúp quý khách hàng giải quyết được những khó khăn trong quá trình xây dựng nhà cho gia đình của mình. Nếu còn vướng mắc liên hệ Hotline: 0849.22.00.99. Để được tư vấn miễn phí.